QUẢN LÝ MỤC TIÊU

Ngày đăng: 11h13 - 23/01/2024
Phương pháp OKR là phương pháp mang lại sự hiệu quả cao trong trong việc quản trị mục tiêu và kết quả cho doanh nghiệp. Đây cũng là phương pháp mà rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay áp dụng. Vậy bạn đã biết OKR là gì chưa? Lợi ích mà phương pháp này mang lại là gì? Dưới đây XTIME chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề này và giới thiệu về phần mềm quản lý mục tiêu hiện đại nhất năm 2024 nhé.

1. Tìm hiểu về phương pháp OKR

Objective Key Results viết tắt là OKR, đây là phương pháp quản trị theo kết quả và mục tiêu, đảm bảo các thành viên, cá nhân hợp tác một cách xuyên suốt. Đặc biệt OKR giúp liên kết những cá nhân trong phòng ban hoặc công ty, đảm bảo các nhân sự đều đi đúng mục tiêu đề ra. Giúp doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu được đề ra.
Phương pháp OKR giúp toàn bộ các thành viên trong tổ chức dễ dàng tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Ngoài ra, giúp mục tiêu của cá nhân của các nhân sự sẽ được liên kết với mục tiêu của doanh nghiệp.

 
Mô tả mô hình OKR trong doanh nghiệp
Mô tả mô hình OKR trong doanh nghiệp

 
Phương pháp OKR được xây dựng dựa vào 2 câu hỏi khác nhau là:
  • Objective (mục tiêu): Tôi muốn đi đâu?
  • Key Result (kết quả then chốt): Tôi đến đó bằng cách nào?
Objective chính là mục tiêu của cá nhân, bộ phận phòng ban hoặc của doanh nghiệp. Còn Key Result là các bước đo lường cần thiết để bạn hoàn thành mục tiêu đề ra. Phương pháp OKR này được duy trì từ bộ phận lãnh đạo trong doanh nghiệp cho đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau. Từ đó giúp tất cả các nhân sự, lãnh đạo trong doanh nghiệp có chung một chí hướng.

2. Phương pháp OKR mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp

OKR được áp dụng rất nhiều trong những tập đoàn, công ty lớn hiện nay như Google, Intel, Netflix, Uber, Linkedln,… Thực hiện đúng phương pháp OKR sẽ giúp mang lại những lợi ích sau:
  • Tập trung vào những mục tiêu quan trọng: Nhân sự sẽ chủ động tập trung, ưu tiên giải quyết vấn đề quan trọng hiệu quả hơn khi biết được mục tiêu được đề ra.
  • Nội bộ của tổ chức được liên kết chặt chẽ hơn: Tổ chức sẽ cùng hướng đến những mục tiêu cụ thể, điều đó giúp các thành viên trong doanh nghiệp đồng bộ, chặt chẽ hơn để hoàn thành mục tiêu cuối cùng.
  • OKR giúp tăng tính minh bạch cho các phòng ban, tổ chức.
  • Nhân sự sẽ được trao quyền như tự đánh giá, theo dõi công việc. Từ đó sẽ giúp nâng cao trách nhiệm đối với công việc.
  • Hiệu suất làm việc sẽ được tăng cao: OKR sẽ đặt cao mục tiêu cao hơn năng lực làm việc thực tế. Điều này giúp đẩy mạnh tối đa khả năng làm việc của nhân sự, từ đó cho ra được kết quả tốt hơn.
  • Biết được tiến độ công việc: Nhà lãnh đạo sẽ có thể theo dõi được tiến độ công việc và mức độ hoàn thành của mỗi nhân sự một cách dễ dàng.

3. Sự khác nhau giữ OKR và KPI

KPI và OKR đều là các phương pháp quản trị theo mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, chúng đều có những điểm khác biệt sau đây:
Một điểm khác biệt quan trọng giữa KPI và OKR là mục tiêu mà chúng hướng đến. KPI thường tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được, thể hiện đầu ra của một quá trình hay dự án. Ngược lại, OKR thường sẽ đặt ra những mục tiêu mạnh mẽ và tham vọng hơn. Mục tiêu của OKR thường là những mục tiêu ngắn hạn và có thể khó đo lường chính xác được.                        
Phương pháp OKR và KPI có những điểm khác nhau nhất định
Phương pháp OKR và KPI có những điểm khác nhau nhất định

         
Một khác biệt nữa là trong việc quản lý thời gian. Mục tiêu của OKR thường tập trung vào ngắn hạn, trong khi KPI có tính chất dài hạn và hệ thống.
Ngoài ra, mục đích sử dụng cũng là điểm khác biệt quan trọng. OKR thường được sử dụng để thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên, khuyến khích họ đạt được những kết quả vượt trội. Trong khi đó, KPI được sử dụng để kiểm soát, đo lường và xác định mức độ thành công của một công việc hoặc hoạt động.
Tóm lại, KPI và OKR đều quan trọng trong việc quản lý mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng chúng có sự khác biệt về mục tiêu, thời gian và mục đích sử dụng.

4. Các bước xây dựng và triển khai mô hình OKR đúng cách nhất

Bước 1: Xác định rõ Key Result và Objective
Đặt 3 đến 5 mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Lãnh đạo cần tạo áp lực trong mục tiêu để nhân viên phát huy hết khả năng làm việc. Key Result phải phản ánh chính xác tình hình và có thể đo lường được.
Bước 2: Xác định hệ thống quản lý OKR
Sử dụng phần mềm để theo dõi, quản lý và điều chỉnh công việc dễ dàng. Hiểu rõ quy trình làm việc và mục tiêu để tránh đi chệch định hướng ban đầu nhé.
Bước 3: Phác thảo mục tiêu            
Cần tổ chức cuộc họp thu thập ý kiến và hoàn thiện chiến lược với sự tham gia của ban lãnh đạo. Từ đó triển khai mô hình OKR đến các phòng ban.
Bước 4: Phổ biến chiến lược OKR cho toàn nhân sự
Phổ biến OKR và giải thích chi tiết về mục đích và kết quả hướng tới cho toàn bộ các nhân sự trong tổ chức.
Bước 5: Phác thảo mục tiêu cá nhân
Các trưởng phòng ban họp để phân tích, chia sẻ quan điểm thống nhất nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân và triển khai công việc.     
Bước 6: Kết nối và trình bày OKR
Sau khi triển khai cho nhân viên, các trưởng phòng ban sẽ tổng hợp ý kiến về OKR gửi cho lãnh đạo. Sau tất cả đã được thống nhất thì sẽ trình bày trong cuộc họp toàn công ty về OKR, đồng thời triển khai công việc cụ thể.
Bước 7: Theo dõi và quản lý OKR cá nhân
Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm để thường xuyên theo dõi và đánh giá OKR từng nhân viên.
Bước 8: Đánh giá hiệu quả chiến lược OKR
Dựa vào Key Result, doanh nghiệp có thể chấm điểm kết quả trên thang điểm từ 0 - 1.0 để đánh giá hiệu quả:
  • 0 điểm: Không thực hiện phần nào của mục tiêu.
  • 0.6 - 0.7 điểm: Mức độ an toàn và thực hiện kế hoạch đi đúng hướng.
  • 1 điểm: Mục tiêu hoàn thành.

5. Những lỗi mà OKR thường gặp hiện nay

  • Doanh nghiệp cần tránh sử dụng phương pháp OKR để tạo danh sách công việc.
  • Cần hạn chế ra quá nhiều OKR, dẫn đến việc mất tập trung, không có sự ưu tiên cho công việc. Từ đó khiến không đạt được kết quả như kỳ vọng.
  • Hãy cần tập trung vào OKR, đừng xem nó chỉ là một bản kế hoạch vì điều đó sẽ khiến khó đạt được mục tiêu mong muốn.
  • Cần điều chỉnh OKR hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi kịp thời, tối ưu mục tiêu làm việc từ đó sẽ giúp đạt kết quả tốt hơn.

6. Phần mềm quản lý mục tiêu đỉnh nhất năm 2024

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì đã cho ra nhiều phần mềm hỗ trợ con người trong học tập và làm việc. Đặc biệt các phần mềm giúp hỗ trợ doanh nghiệp làm việc, quản lý, lên kế hoạch,… rất hiệu quả. Một trong những phần mềm đắc lực phải kể đến phần mềm quản trị nhân sự XTIME hiện nay. Được cho ra mắt vào đầu năm 2024, nó đã tạo lên một cơn sốt trên thị trường, bởi sự tiện lợi, dễ sử dụng, hiệu quả,…

Một trong tính năng nổi bật của XTIME có thể kể đến là quản lý mục tiêu trong doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề về đặt mục tiêu, theo dõi, điều chỉnh công việc đối với từng nhân sự thì XTIME đã có mặt ở đây để giúp các lãnh đạo dễ dàng quản trị điều đó.
Dưới đây là những điểm nổi bật chỉ có ở phần mềm XTIME - Quản lý mục tiêu:

Quản trị OKR

  • Xây dụng mục tiêu theo tuần
  • Xây dụng mục tiêu theo tháng
  • Xây dụng mục tiêu theo năm

Quản trị KPI

  • Xây dựng KPI tuần
  • Xây dựng KPI tháng

Check tăng lương

  • Checkpoint đánh giá tăng lương hàng năm
  • Xây dụng mẫu câu hỏi

Quản trị công việc

  • Giao việc: Giao mục tiêu, giao thời gian, giao kết quả cần đạt, thông báo giao việc (các nhân hoặc phòng ban). Phần giao việc sẽ chuyển thành KPI.
  • Doanh số
  • Cảnh báo Dateline
Trên đây là một số điểm nổi bật có trong quản lý mục tiêu ở phần mềm XTIME. Còn có rất nhiều tính năng đặc biệt khác của XTIME như là tối ưu quá trình tuyển dụng, chấm công nhanh chóng bằng wifi, lên bảng lương chuẩn xác, báo cáo thống kê bài bản, đạt tiêu chuẩn,… Điểm đặc biệt ở XTIME đó chính là sử dụng A.I quản trị bằng ngôn ngữ tự nhiên, đơn giản, không cần nghiệp vụ cũng sử dụng XTIME một cách dễ dàng đó.

Hãy nhanh tay để đăng ký ngay phần mềm XTIME của chúng tôi, để trải nghiệm ngay sản phẩm quản trị doanh nghiệp hiện đại, dễ dàng sử dụng nhất trên thị trường. Ngoài ra đăng ký ngay lúc này sẽ nhận được những ưu đãi cực lớn từ XTIME đó nha.  

HỖ TRỢ TRỰC TIẾP

Ms. Phạm Huế

Hỗ trợ phần mềm

   0967274262

   huept@xsoft.com.vn

Zalo


Ms. Phạm Huế

Ms. Ngọc Anh

Hỗ trợ phần mềm

   0973167235

   anhdtn@xsoft.com.vn

Zalo


Ms. Ngọc Anh